NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 56/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 05 NĂM 2010
(
7/7/2010
)
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2007/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 56/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 05 NĂM 2010 SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2007/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2007 CỦA
CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP
ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Cư trú như sau:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu
làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
1.
Quy định về hộ khẩu theo Luật Cư trú gồm các nội dung sau đây:
a)
Đăng ký, quản lý thường trú;
b)
Đăng ký, quản lý tạm trú;
c)
Thông báo lưu trú;
d)
Khai báo tạm vắng.
2.
Các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân bị nghiêm cấm, gồm:
a)
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ
khẩu mà làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
b)
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ
khẩu trái với quy định của Luật Cư trú và các văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành;
c)
Ban hành quy định hạn chế quyền tự do cư trú của công dân trái thẩm quyền,
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
d)
Đưa ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân;
đ)
Giải quyết trái quy định của pháp luật cư trú hoặc từ chối giải quyết các yêu
cầu về hộ khẩu của công dân làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
e)
Cho người khác nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu, chỗ ở của mình để trục lợi hoặc cho
nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở, nhưng không bảo đảm diện tích sàn tối thiểu
trên đầu người theo quy định;
g)
Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc
doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu.
3.
Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a)
Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh
vực quản lý của mình liên quan đến quy định về hộ khẩu để sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung
trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú làm hạn chế quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân;
b)
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên
quan đến quy định về hộ khẩu phải bảo đảm đúng với Luật Cư trú và các văn bản
hướng dẫn Luật Cư trú; không được làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân;
c)
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản
lý trong việc thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
d)
Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi lạm dụng quy định về
hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
4.
Công dân có quyền phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan có thẩm
quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm
hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”.
2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Nơi cư trú của công dân
1.
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.
Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ
được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh
sống.
Chỗ
ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan,
tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối
với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/01 người.
2.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản
1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có
xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
3.
Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
a)
Nhà ở;
b)
Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ
gia đình, cá nhân;
c)
Nhà khách thuộc điểm a, điểm b khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở
và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
4.
Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a)
Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo
vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
b)
Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
c)
Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có
tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải
quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là
ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
d)
Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
đ)
Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp
1.
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy
tờ sau đây:
a)
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong
các giấy tờ sau đây:
-
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ
quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
-
Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có
nhà ở trên đất đó);
-
Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp
phải cấp giấy phép);
-
Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
-
Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà
ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
-
Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng
thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân
dân cấp xã);
-
Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà
ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các
đối tượng khác;
-
Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết
cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
-
Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh
chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ
nêu trên;
-
Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu
và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng
ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền,
phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán,
tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của
phương tiện đó.
b)
Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là hợp
đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc
của cá nhân (trường hợp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác
của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã).
Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong hợp
đồng phải ghi rõ diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;
c)
Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc
trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
d)
Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu
chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo
lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất
thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
2.
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ
sau đây:
a)
Một trong những giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ
chứng minh chỗ ở hợp pháp là hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà
khác của cá nhân thì hợp đồng đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy
ban nhân dân cấp xã;
b)
Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và
không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ quy
định tại điểm a khoản này.
3.
Trong trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ
Công an quy định cụ thể các giấy tờ khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký
thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó”.
4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố
trực thuộc Trung ương
1.
Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường
trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
a)
Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc Trung ương và tạm trú liên tục tại
chỗ ở đó từ một năm trở lên;
b)
Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
2.
Thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân
nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
3.
Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a)
Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ
Công an;
b)
Xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú
(đối với trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2010.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1.
Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành
Nghị định này.
2.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./.
CÔNG TY LUẬT BẢO AN Địa chỉ: 41 Trần Hữu Tước, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024.6276 4938, Mobile: 0945 888 668 Email: luatbaoan@gmail.com website: http://www.luatbaoan.vn - http://luatbaoan.com.vn - http://luatbaoan.com
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd