Ngày 4/7/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tuyển dụng         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Liên hệ
DANH MỤC
Tin, bài đáng chú ý
Hình sự
Dân sự
Đất đai - Nhà ở
Hôn nhân và Gia đình
Thừa kế
Doanh nghiệp
Lao động
Hành chính
Thuế - Ngân hàng
Thông báo
VITV
Đài truyền hình Việt nam
http://vnexpress.net
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến
Báo Giáo dục

 

Visitors: 726448
Online: 12
Thừa kế
Tôi là con cả vì sao không được thừa kế tài sản của bố mẹ? ( 13/8/2019 )
Tôi thấy bất bình vì mình không được chia thừa kế đất tại quê với lý do sống ở Hà Nội, kinh tế khá giả nhất nhà. (Lục San)

Tôi là anh cả trong gia đình có ba anh em ở tỉnh Hà Nam. Vợ chồng tôi sống và làm việc ở Hà Nội, đã mua được nhà. 

Bố mẹ tôi không giàu có song đất đai quanh nhà khá rộng. Hai em trai tôi sau khi lấy vợ vẫn ở chung với bố mẹ, cơi nới thêm nhà cho rộng rãi.

Bố mẹ tôi hiện đã qua đời, không để lại di chúc. Hai em tôi gần đây bàn việc phân chia đất, nói tôi không có phần ở đây vì kinh tế tốt hơn và đã có nhà ở Hà Nội.

Tôi thấy như vậy không công bằng. Tôi cần làm gì để đòi quyền thừa kế hợp pháp của mình với mảnh đất bố mẹ để lại. Có phải khi bố mẹ không để lại di chúc thì các tài sản sẽ được chia đều cho các con?

Luật sư trả lời

Theo điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 (Bộ luật Dân sự), cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Điều 650 Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp: không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tuy nhiên, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng với các phần di sản sau:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Từ những quy định của pháp luật nêu trên, nếu bố, mẹ bạn trước khi chết không để lại di chúc và cũng không có ai khác cùng hàng thừa kế với ba anh em bạn (như cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con riêng của cha, mẹ bạn) thì di sản thừa kế đó sẽ được chia đều cho ba người.

Để bảo vệ quyền thừa kế của mình, bạn có thể trao đổi, thỏa thuận với 2 em (và những người khác cùng hàng thừa kế, nếu có). Nếu bạn có điều kiện kinh tế tốt hơn và thấy cần phải chia sẻ với các em, bạn có thể thỏa thuận sẽ nhận phần ít hơn so với phần mà bạn đáng lẽ được hưởng.

Trong trường hợp không thỏa thuận được, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nơi hai em của bạn đang cư trú để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Luật sư Đỗ Trọng Linh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội.

Nguồn: https://vnexpress.net/phap-luat/toi-la-con-ca-vi-sao-khong-duoc-thua-ke-tai-san-cua-bo-me-3966447.html


Số lượt đọc: 6381
Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
Các chuyên đề khác
• Người nhận thừa kế có quyền bán nhà, nếu trong di chúc bố mẹ cấm? ( 24/3/2025 )
• Làm sao biết người quá cố có gửi tiết kiệm, tài khoản còn tiền hay không? ( 27/12/2024 )
• Chị vay tiền bố mẹ không trả, em trai có được đòi thay? ( 29/11/2024 )
• Lập di chúc thế nào để 'chắc chắn không có tranh giành' tài sản? ( 16/7/2024 )
• Nếu không lập di chúc cho con, tài sản thừa kế sẽ chia cho cả anh em ruột? ( 12/7/2024 )
• Vợ có thể phản đối di chúc chồng để lại tài sản cho con riêng? ( 2/4/2024 )
• Cách giải quyết khi họ hàng đòi chia đất do 'con gái không thể thờ cúng' ( 26/7/2022 )
• Mẹ và dượng không kết hôn, các con thừa kế tài sản chung thế nào? ( 12/4/2022 )
• Con gái có thể đòi đất bố đã 'di chúc miệng' cho cháu đích tôn? ( 28/2/2022 )
• Vợ có quyền đổi nội dung di chúc sau khi chồng mất? ( 24/2/2022 )
Liên kết
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Ngày 4/7/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tuyển dụng         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Liên hệ
CÔNG TY LUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Phòng 302 tòa nhà số 11 ngõ 183 Đặng Tiến Đông, phường Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6276 4938,  Mobile/Zalo: 0945 888 668 
Email: luatbaoan@gmail.com
website: www.luatbaoan.vn - www.luatbaoan.com.vn - www.luatbaoan.com
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd