Ngày 24/5/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
DANH MỤC
Tin, bài đáng chú ý
Hình sự
Dân sự
Đất đai - Nhà ở
Hôn nhân và Gia đình
Thừa kế
Doanh nghiệp
Lao động
Hành chính
Thuế - Ngân hàng
Thông báo
VITV
Đài truyền hình Việt nam
http://vnexpress.net
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến
Báo Giáo dục

 

Visitors: 707003
Online: 17
Hôn nhân
Có được ngăn cản vợ cũ đưa con đi du lịch nước ngoài? ( 16/7/2024 )

 

Tôi ly hôn đã 2 năm, vợ được quyền nuôi con 11 tuổi, nay sắp đưa con đi nước ngoài du lịch. Tuy nhiên, tôi sợ cô ấy sẽ để con định cư luôn bên đó.

Trước đây, nhiều lần tôi bị cô ấy gây khó dễ khi đến thăm con, nên mới có lo lắng này. Xin hỏi, vợ cũ có cần sự đồng ý của tôi mới được đưa con đi du lịch hoặc định cư nước ngoài?

Tôi muốn yêu cầu vợ cũ viết cam kết "chỉ đưa con đi du lịch, không đi định cư, nếu không quyền nuôi con sẽ thuộc về tôi" thì có được không?

Độc giả Hoàng An

Luật sư tư vấn: 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, khoản 3 điều này cũng quy định sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Khoản 2 Điều 83 còn quy định, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình (như ông bà nội, ngoại...) không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Với quy định trên có thể thấy pháp luật quy định sau ly hôn thì mỗi bên đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền thăm nom, chăm sóc con của bên kia. Do vậy, về mặt nguyên tắc, người được giao trực tiếp nuôi con mà đưa con ra nước ngoài định cư (sinh sống, học tập lâu dài) là đã xâm phạm đến quyền thăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con.

Do vậy, nếu vợ cũ của bạn vẫn quyết tâm đưa con ra nước ngoài định cư mà bạn cho rằng việc làm đó không tốt cho con bạn, xâm phạm đến quyền thăm con của bạn thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định khi có yêu cầu của cha, mẹ thì tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Đối với pháp luật nước nhập cảnh:

Khi xin thị thực (visa) cho trẻ em, pháp luật của hầu hết các nước đều đòi hỏi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người không trực tiếp nuôi con. Văn bản này phải được công chứng, chứng thực, chứng nhận lãnh sự theo quy định của nước nhập cảnh.

Trường hợp đưa trẻ ra nước ngoài theo diện du lịch mà sau đó xin định cư (làm thẻ xanh) thì cơ quan di trú nước sở tại cũng vẫn đòi hỏi sự đồng ý bằng văn bản của người không trực tiếp nuôi con. Văn bản đồng ý cho đi du lịch trước đó không có giá trị thay thế văn bản đồng ý cho định cư.

Về việc bạn muốn vợ cũ viết cam kết "chỉ đưa con đi du lịch, không đi định cư, nếu không quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn" thì bản chất văn bản này không có giá trị ràng buộc và thi hành trên thực tế. Bởi, quyền nuôi con sau ly hôn do tòa án quyết định - dựa trên quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ. Văn bản cam kết chỉ là một trong các tài liệu để tòa án xem xét, quyết định thôi.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội

Nguồn: https://vnexpress.net/co-duoc-ngan-can-vo-cu-dua-con-di-du-lich-nuoc-ngoai-4770076-p2.html

Số lượt đọc: 809
Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
Các chuyên đề khác
• Sau sáp nhập địa phương và tòa án, tôi nộp đơn ly hôn ở đâu? ( 23/5/2025 )
• Nhà xây sau cưới đương nhiên là tài sản chung dù vợ 'không góp gì'? ( 2/4/2025 )
• Có thể xin lại con đã cho làm con nuôi? ( 27/3/2025 )
• Tôi làm thế nào khi kẻ xâm hại tình dục đến 'đòi con' sau bao năm biệt tích? ( 31/12/2024 )
• Chồng để mẹ đứng tên sổ đỏ, vợ có được chia khi ly hôn? ( 29/11/2024 )
• Nhờ mang thai hộ, giấy khai sinh ghi tên cha mẹ hay người khác? ( 30/10/2024 )
• Chung sống không đăng ký kết hôn, chia tay có phải trả vàng cưới? ( 21/10/2024 )
• Chuẩn bị gì cho phiên ly hôn căng thẳng việc giành quyền nuôi con? ( 3/10/2024 )
• Lập hợp đồng hôn nhân thế nào để ai ngoại tình sẽ 'ra đi tay trắng'? ( 18/9/2024 )
• Có phải không được ly hôn khi vợ mang thai, dù biết không phải con mình? ( 18/6/2024 )
Liên kết
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Ngày 24/5/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
CÔNG TY LUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Phòng 302 tòa nhà số 11 ngõ 183 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6276 4938,  Mobile/Zalo: 0945 888 668 
Email: luatbaoan@gmail.com
website: www.luatbaoan.vn - www.luatbaoan.com.vn - www.luatbaoan.com
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd