Ngày 24/5/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
DANH MỤC
Tin, bài đáng chú ý
Hình sự
Dân sự
Đất đai - Nhà ở
Hôn nhân và Gia đình
Thừa kế
Doanh nghiệp
Lao động
Hành chính
Thuế - Ngân hàng
Thông báo
VITV
Đài truyền hình Việt nam
http://vnexpress.net
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến
Báo Giáo dục

 

Visitors: 706923
Online: 14
Dân sự
Tại sao có những phiên tòa không kiểm sát viên? ( 2/4/2025 )

 

Trong phiên xét xử vụ kiện dân sự của tôi, kiểm sát viên không xuất hiện. Tôi thắc mắc vì sao lại vậy, xin hỏi vụ kiện dạng nào vẫn có thể xét xử mà không cần kiểm sát viên?

Trình tự phiên tòa trong những vụ án thế này có gì khác, và có ảnh hưởng gì đến kết quả chung của phiên tòa không?

Độc giả Thanh Tú

Luật sư tư vấn

Khoản 2, 3 Điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Đại diện VKSND Hà Nội trong phiên tòa hôm 18/3. Ảnh: Danh Lam

Đại diện VKSND Hà Nội trong phiên tòa hình sự hôm 18/3. Ảnh: Danh Lam

Về sự vắng mặt kiểm sát viên tại phiên tòa, Điều 232 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa; nếu kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa; trường hợp kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.

Quy định nói trên thì chỉ bắt buộc phải có sự tham gia của kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 nói trên. Các trường hợp khác không bắt buộc phải có sự tham gia của kiểm sát viên.

Về trình tự phiên tòa trong những vụ án không có kiểm sát viên tham gia thì có một số điểm khác biệt như sau:

- Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Chủ tọa khai mạc phiên tòa, kiểm tra sự có mặt của những đương sự, người được triệu tập, phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bên. Không có phần kiểm sát viên kiểm tra thành phần mà Hội đồng xét xử sẽ phát biểu ý kiến ban đầu.

- Thủ tục trình bày và hỏi tại phiên tòa: Các bên (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) trình bày, đối đáp và Hội đồng xét xử đặt câu hỏi; không có phần kiểm sát viên tham gia hỏi để làm rõ thêm một số vấn đề (nếu có).

- Thủ tục tranh luận: Các đương sự tranh luận, đối đáp dưới sự điều hành của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. Nếu có kiểm sát viên, sau phần tranh luận, kiểm sát viên sẽ phát biểu ý kiến về việc tuân thủ pháp luật tố tụng và quan điểm giải quyết vụ án theo Điều 262 BLTTDS 2015. Khi không có kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì phần này bị lược bỏ.

- Nghị án và tuyên án: Hội đồng xét xử nghị án và tuyên án như bình thường. Không có sự tham gia của kiểm sát viên khi tuyên án.

Các quy định nói trên về sự tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa được hình thành, xây dựng từ kết quả thực tiễn thi hành pháp luật về tố tụng dân sự, vẫn đảm bảo yếu tố khách quan, chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát được tuân thủ, do vậy không ảnh hưởng đến kết quả chung của phiên tòa.

Luật sư Nguyễn Thị Phương Hoa
Công ty Luật Bảo An, Hà Nội

Nguồn: https://vnexpress.net/tai-sao-co-nhung-phien-toa-khong-kiem-sat-vien-vnepre-4867793.html

 

Số lượt đọc: 128
Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
Các chuyên đề khác
• Nhận 'quà sinh nhật' qua chuyển khoản, có phải trả khi người tặng đổi ý? ( 24/3/2025 )
• Đòi nợ khiến con nợ trầm cảm, tôi có phải chịu trách nhiệm? ( 4/3/2025 )
• Khách thắp hương dẫn đến hỏa hoạn, người sản xuất có phải bồi thường? ( 25/2/2025 )
• Cha mẹ cấm con yêu sớm, có phạm luật? ( 24/2/2025 )
• Cách nào để người nợ tiền không thể xuất cảnh? ( 21/2/2025 )
• Những rủi ro khi đứng tên đăng ký xe máy hộ người khác ( 6/1/2025 )
• 'Phe' vé bóng đá, show ca nhạc có phạm luật? ( 2/1/2025 )
• Người đang chờ du học có được hoãn nhập ngũ? ( 24/12/2024 )
• Nhân viên hứa giảm giá xe nhưng showroom 'phủi tay', tôi bắt đền ai? ( 24/12/2024 )
• Giấy biên nhận vay nợ chưa được hủy, tôi có bị đòi tiền hai lần? ( 19/12/2024 )
Liên kết
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Ngày 24/5/2025
Trang chủ         |           Giới thiệu         |           Tranh tụng         |           Tư vấn         |           Tuyển dụng         |           Liên hệ
CÔNG TY LUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Phòng 302 tòa nhà số 11 ngõ 183 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6276 4938,  Mobile/Zalo: 0945 888 668 
Email: luatbaoan@gmail.com
website: www.luatbaoan.vn - www.luatbaoan.com.vn - www.luatbaoan.com
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd